Thứ Ba, 15 tháng 10, 2013

Bánh Tráng Trà Vi


Hai bên đường dẫn vào xóm Trà Vi là những vỉ bánh mới ra lò đang được hong phơi trắng xóa cả một vùng. Tiếng bánh tráng “chuyển mình” khô trên vỉ phơi kêu lắc rắc, âm vang đều đặn cả xóm nhỏ nhe náo nức vui tai,
Nguyên liệu chủ yếu để làm bánh tráng chỉ có gạo trắng ngâm rồi đổ cối xay thành bột. Hạt gạo làm bánh qua nhiều công đoạn: xay bột xong phải “lược” qua rây thật dầy để loại bỏ mài cám.Bột rây rồi đem “rộng” nước một đêm rồi tẻ ra cho vào “diệm”. Cái diệm là vật chứa bằng sành đựng khoảng 7 lít nước. Bột vừa tẻ xong đem pha với nước trong sao cho không lỏng không đặc, sau đó đổ nước muối vào khuấy đều lên. Nước muối cũng cho vừa phải nhưng nếu nhạt quá thì bánh không có độ dai sẽ bị lục, bở nát. Liều lượng bao nhiêu thì không có con số cụ thể chỉ ước lượng bằng mắt, nghĩa là pha chế theo kinh nghiệm, dần dần quen mắt quen tay trở thành chính xác.
Thợ làm bánh lâu năm pha trộn bột thật tài tình, nhưng không chỉ cho cụ thể phải làm như thế nào là chuẩn. Tất nhiên cũng phải hỏng đôi lần mới thành công được.
Dụng cụ dùng để tráng bánh cũng quyết định bánh ngon hay dở, dày hay mỏng. Nó được goi là “giá” tráng bánh, là bằng gáo dừa mun đen có tay cầm. Người thợ tráng bánh phải chọn lọc trong hàng thiên dừa khô để tìm cho được chiếc gáo dừa phù hợp tiêu chuẩn kỹ thuật, nghĩa là vừa thật to vừa bằng đáy. Nếu lồi lõm chỉ một vệt thôi thì bánh tráng ra cũng không đạt yêu câu mỏng đều dầy đều.
Không biết vì sao không ai chịu thay thế giá trang bánh bằng kim loại hay bằng nhựa cứng. Hóa ra những thứ đó tuy dễ chế tạo về hình thức nhưng đến khi dùng tráng bánh thì bột bị dính vào giá không trơn nên bánh bị rách thủng.
Nồi hấp bánh được đậy nắp dương bằng là dừa nước nình nón, nắp đậy này có thuận lợi là không có khả năng làm cho nước hội tụ lai, tránh cho tấm bánh bị mục.
Bánh được hấp rất nhanh, chỉ mất độ nửa phút mỗi chiếc. Sau khi bánh chín người ta dùng cây “dầm” với bánh giống như cây đũa bếp dở bánh lên từ từ rồi xếp thứ tự lên “vỉ” phơi. Mỗi vỉ phơi dài chừng 2,5m phải đủ 5 tấm bánh ướt. Mỗi lò bành phải chuẩn bị tới hàng trăm vỉ phơi (còn gọi là phên bằng tre đan thưa), hàng ngày phơi từ 1.000 đến 1.200 tấm.
Vốn bỏ ra làm bánh đều được chủ vựa bánh ở chợ Trà Vinh bỏ đầu tư ứng trước. Bánh làm ra đến đâu tiêu thụ đến đó, ít khi bị tồn đọng. Nhận gần hết bánh, lại đưa tiếp vốn mới. Hầu hết chủ vựa bánh ở Trà Vinh đều lấy bánh tráng sản xuất từ đây.
Bánh tráng tuy không phải là món ăn chính nhưng không có bánh tráng thì cao lương mỹ vị hảo hạng cũng kém ngon. Có rất nhiều món ăn được làm cùng với bánh tráng.
Bánh tráng cuộn với tép luộc hoặc thịt ba rọi, bì, tai heo kèm rau sống các loại, chấm với nước mắm chua thì ngon hết chỗ nói. Hoặc là bánh tráng cuốn làm chả giò chiên vàng, ăn một lần nhớ mãi bởi có hương vị riêng biệt. Chả giò rế chỉ lạ nhưng sao giòn đậm bằng thứ bánh tráng nổi tiếng lâu đời này.
Trong bữa tiệc dù lớn hay nhỏ ở gia đình, dịp lễ hội hàng năm hoặc Tết nguyên đán có thể có sự góp mặt của bánh Trà Vi. Xóm bánh tráng Trà Vi truyền thống nằm kề liền thắng cảnh Ao Bà Om càng làm cho nhiều người tìm đến hỏi mua về làm quà cho bạn bè ở xa sau một chuyến picnic.
Chỉ tiếc bánh Trà Vi còn trong diện sản xuất thủ công thuộc phạm vi nhỏ gia đình, chưa vượt ra khỏi địa bàn tỉnh Trà Vinh đến chợ xa các thành phố.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét