Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

Làng nghề Sơn Đồng


Sơn Đồng là làng nghề truyền thống điêu khắc tạc tượng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, đồ thờ sơn son thiếp vàng thiếp bạc của huyện Hoài Đức, Hà Nội. Làng nghề từng bị mai một nhưng đã được hai nghệ nhân Nguyễn Chí Dậu và Nguyễn Đức Cường khôi phục vào năm 1983.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã rất nổi tiếng với nghề dệt lụa truyền thống. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.
Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của tướng quân Cao Biền theo chồng sang nước Nam cai trị. Bà ở hành cung ngoài thành Đại La và đi thăm thú các nơi. Đến trang Vạn Bảo,( Nay là làng Vạn Phúc do tên cũ trùng với tên vua nhà Nguyễn nên phải đổi) thấy dân tình hiền hoà, lại có cảnh đẹp bên dòng sông Nhuệ nên bà ở lại, dạy dỗ nhân dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1938), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp, rất được ưa chuộng tại các nước Pháp, Thái Lan, Indonesia...
Cửa hàng bán lụa tơ tằm mọc lên ngày càng nhiều, hình thành ba dãy phố lụa với trên 100 cửa hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét