Thứ Tư, 2 tháng 10, 2013

Làng nghề lụa Hà Đông


Được gọi chung với cái tên gần gũi “Lụa Hà Đông”, nhưng Lụa Hà Đông chính là sự kết hợp của rất nhiều nghệ thuật dệt truyền thống đã được kết tinh để tạo ra những sản phẩm hết sức đa dạng như Gấm, Vân, Lụa, The, Sa, Lĩnh… sống mãi cùng thời gian.
Gấm
Gấm là loại hàng nền dầy, có nhiều mầu sắc khác nhau (hồng, đỏ, hồng cánh chấu…) Hoa trên gấm thường có mầu tươi rực rỡ, dệt cài hoa nổi như thêu trên nền sa tanh. Sợi ngang sợi dọc trên mỗi tấm gấm đều nhuộm mầu theo gam, màu đã định trước, sợi dọc để tạo nền chìm ở phía dưới, sợi ngang tạo hoa nỗi rõ lên trên.
Vân
Vân là mặt hàng lụa mỏng có hoa nổi, hoa chìm. Hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn. Còn hoa chìm thì phải soi lên ánh sáng mới thấy
Lụa
Bao gồm các loại lụa trơn và lụa hoa. Đây là mặt hàng đan theo kiểu đan “lóng mốt”, mặt lụa tất mịn màng, óng ả
The, sa, xuyến, băng, quế
Đặc điểm chung của các loại sản phẩm dệt này là dệt thủng, nghĩa là trên mặt tấm the hay sa, xuyến…đều có những lỗ thủng nhỏ rất đẹp. Nhưng chúng lại khác nhau ở chỗ, cách bố trí sợi dọc, sợi ngang không giống nhau nhắm tạo nên các lỗ thủng khác nhau về kích thước và độ thưa, dày. Kỹ thuật dệt như thế không những tạo nên các loại hàng khác nhau mà còn làm tăng thêm tính thẫm mỹ của từng loại hàng tơ lụa.
Lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh
Các loại lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh là hàng dệt dầy. Số lượng sợi dọc của các mặt hàng này nhiều hơn lụa, quãng 8.000 sợi so với lụa chỉ có 3.000 sợi. Một răng go có 8 hột cửi đi qua. Khi dệt lĩnh, đoạn, vóc, sa tanh người thợ phải làm sao cho sợi dọc nổi lên nhiều hơn, để mặt vải bóng nhoáng hơn

0 nhận xét:

Đăng nhận xét