Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Nghề gốm Mường Chanh


Làm gốm là một nghề truyền thống của dân tộc Thái ở Mường Chanh.
Sản phẩm gốm làm ra chủ yếu là đồ gia dụng như chum, vại, lọ, hũ, liễn.… với nhiều chủng loại và kiểu cỡ khác nhau. Các sản phẩm đều được đảm bảo nhẵn bóng, được khắc hoa văn chìm hoặc nổi. Theo tài liệu của Viện Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, gốm Mường Chanh thuộc loại gốm trơn, có ưu điểm khó vỡ, ít rò rỉ và được dùng để ủ rượu, làm mắm, đựng măng chua có vị thơm ngon đặc biệt, để lâu không bị váng.
Trước đây nghề gốm khá phát triển. Vào lúc nông nhàn hầu như gia đình nào cũng làm gốm. Thời điểm hưng thịnh nhất của nghề gốm Mường Chanh vào các năm 1979- 1985 khi gốm Mường Chanh có mặt ở khắp các huyện, thị trong tỉnh và một số địa phương của tỉnh Lai Châu. Tuy nhiên, cho tới nay gốm Mường Chanh đang phải chịu sức ép cạnh tranh gay gắt của các sản phẩm sành, sứ, nhựa nội ngoại được nhập ồ ạt trên thị trường.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét