Thứ Ba, 10 tháng 9, 2013

Làng nghề chiếu Cà Mau

Chiếu luôn gắn liền với đời sống nhân dân Việt Nam và nước ta có rất nhiều làng nghề dệt chiếu nổi tiếng mà Cà Mau là một trong những tỉnh có nhiều làng nghề dệt chiếu tiêu biểu. Không chỉ là quê hương của đồng lúa, vườn cây, làng quê trù phú, Cà Mau còn nổi tiếng với những địa danh một thời làm nghề chiếu như: Tân Duyệt Đầm Dơi, Tân Lộc Thới Bình... nhưng nổi tiếng nhất vẫn là chiếu bông hoa Tân Thành. Bằng những nguyên liệu như: sợi lác, dây bố và khung dệt… những phụ nữ ở đây đã dệt nên những đôi chiếu bền, đẹp và tạo nên thương hiệu chiếu Cà Mau.
Từ những bụi lát mọc hoang trên những bãi đầm, người dân Cà Mau dệt nên những chiếc chiếu bền đẹp với họa tiết được dệt trực tiếp bằng những sợi lát nhuộm màu chứ không in như một số loại chiếu vùng khác
Dệt, đan chiếu thảm từ cây lát là nghề sản xuất thủ công có tiềm năng to lớn ở Cà Mau với lực lượng lao động sẵn có, cùng với nguồn nguyên liệu tại chỗ rất dồi dào là cây lát. Người dân ở đây hộ nào cũng có từ 1 - 2 khung dệt trở lên. Nghề dệt chiếu tuy thăng trầm vất vả nhưng người dân Tân Thành với nghề cha truyền con nối vẫn một lòng cần mẫn để tiếp tục duy trì và phát triển làng nghề truyền thống. Hàng năm các hộ ở đây sản xuất ra hàng triệu sản phẩm tiêu thụ khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ.
Đến Tân Thành bạn sẽ thích thú khi nơi này lúc nào cũng đầy màu sắc từ trong nhà ra ngoài ngõ bởi những sợi lát xanh, đỏ, vàng, trắng, tím... Thật thú vị nếu được tận mắt chứng kiến cảnh tất bật của những người thợ lành nghề từ già, trẻ, gái, trai bên khung dệt, cọng lát, sợi trân... để sản xuất ra những manh chiếu xinh xắn, đẹp mắt; cùng với đôi tay khéo léo của những người thợ nhuộm màu lát, in hoa văn, vành, viền... Nghề dệt chiếu đòi hỏi sự điêu luyện, tinh xảo và những bí quyết riêng để tạo ra những sản phẩm chiếu bền, đẹp...
Những sợi lác đầy màu sác tạo nên thương hiệu chiếu nổi tiếng Cà Mau.
Theo bà Châu Thị Niệm, nghệ nhân đã theo nghề dệt chiếu 72 năm, nghề dệt chiếu Cà Mau hình thành từ hàng trăm năm trước, có nguồn gốc từ nước ngoài và truyền vào miền Nam vào khoảng thế kỷ 15, thời vua Lê Thánh Tông chiến thắng Chiêm Thành. Mặc dù có lúc bị cạnh tranh dữ dội bởi các loại chiếu ni lông ngoại nhập, nhưng chiếu Cà Mau vẫn âm thầm, bền bỉ tồn tại cho đến ngày hôm nay.
 Theo langnghe.org

Related Posts:

  • Làng gốm Cổ Chiên Bên bờ Bắc dòng Cổ Chiên đỏ nặng phù sa của tỉnh Vĩnh Long, từ lâu đã tồn tại một vùng làng nghề làm gốm độc đáo được mệnh danh là "vương quốc gốm đỏ". Cách đây hơn một thế kỉ, người dân Vĩnh Long đã biết khai thác mỏ đất … Read More
  • Làng nghề làm bánh tráng giấy Tỉnh Vĩnh Long có hàng chục làng nghề được hình thành và phát triển trong nhiều năm qua. Những làng nghề này đã góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân ở địa phương. Làng nghề bánh trán… Read More
  • Làng nghề đan Lục Bình Cây lục bình thường trôi lang thang trên các dòng sông, rồi tấp vào các dải đất ven sông hoặc quanh các cù lao. Cũng có khi cây lục bình lớn lên trong các mương vườn. Vào khoảng ba tháng tuổi, cây lục bình bước vào giai đoạ… Read More
  • Chất gốm Italia ở Vĩnh Long Nhiều người Việt đã thật ngạc nhiên khi chiêm ngưỡng các sản phẩm sành trắng của Vĩnh Long được làm bằng chất liệu đất sét pha nhôm được khai thác ngay tại địa phương. “Đẹp và lạ” là ấn tượng chung của họ khi thấy những tác… Read More
  • Làng mai vàng Phước Định Phước Định, thuộc xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (Vĩnh Long) là ấp miệt vườn nổi tiếng, quanh năm được bao phủ với vườn cây trái xanh tươi. Ở đây, nghề chơi kiểng cổ, đặc biệt kiểng mai vàng chưng Tết, có trên 55 năm, đư… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét