Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Làng nghề làm bột ở Sa Đéc

Thị xã Sa Đéc là một trong những đầu mối trung chuyển lương thực lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là địa phương nổi tiếng với làng nghề làm bột gạo. Hình thành và phát triển từ nửa thế kỉ nay, có lẽ do điều kiện tự nhiên thuận lợi: nguồn nước ngọt quanh năm, thổ nhưỡng, thời tiết phù hợp nên sản phẩm bột gạo ở đây có những giá trị riêng, khó có nơi nào sánh kịp.
Với trên 2000 lao động và sản lượng trên 30.000 tấn bột gạo/năm, làng bột Sa Đéc là nơi cung ứng chủ yếu cho nhu cầu tiêu thụ của TP.HCM và khắp vùng Đông, Tây Nam Bộ, xuất khẩu ra cả các nước Đông Nam Á.
Sản phẩm bột gạo ở đây được chia thành 2 loại: bột tươi, ướt, được cung cấp trực tiếp cho các nhà máy, cơ sở chế biến thực phẩm; bột khô dùng để dự trữ, chế biến dần. Từ bột gạo, người ta chế biến ra hàng chục mặt hàng thực phẩm rất hấp dẫn, không thể thiếu trong đời sống hằng ngày như phở, hủ tiếu, bún, các loại bánh, các sản phẩm ăn liền v.v.
Bột lọc Sa Đéc còn nổi tiếng với bí quyết sản xuất gia truyền, độc đáo. Các thực phẩm được chế biến tử bột lọc Sa Đéc có chất lượng tuyệt vời, dai mà mềm, thơm ngon đặc trưng, khiến bạn ăn một lần nhớ mãi. Chính vì thế mà hủ tiếu Sa Đéc - một trong những món ăn được làm từ bột gạo Sa Đéc - từ lâu đã là đặc sản nổi tiếng, đến nay vẫn luôn được mọi nguời ưa chuộng với sợi hủ tiếu có độ dai vừa phải, kết hợp với nước lèo thơm lừng, ngọt đậm đà.
Hiện nay, nhà máy bột Bích Chi ở số 45 quốc lộ 80 thị xã Sa Đéc là nhà máy sản xuất bột lớn nhất tại Đồng Tháp, với sản phẩm mang nhãn hiệu “bột Bích Chi” đã có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước từ những năm trước 1975. Công suất hiện tại của nhà máy là 1200 tấn bột và 3000 tấn ngũ cốc/năm. Đóng ở địa thế thuận lợi, nằm trong vùng nguyên liệu dồi dào cùng với đội ngũ công nhân lành nghề, nhà máy bột Bích Chi đang xúc tiến việc liên doanh với các đối tác đầu tư trong và ngoài nước nhằm đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao công suất, đưa thương hiệu “bột Bích Chi” đứng vững và tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường trong nước và thế giới.
Theo Langnghe.org.vn

Related Posts:

  • Làng rau Trà Quế Làng rau truyền thống Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà, Hội An (Quảng Nam). Rau xanh Trà Quế nổi tiếng từ rất lâu với nhiều sản phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò nên có hương vị đặc trưng … Read More
  • Làng Nghề Nón lá Huế Nhìn những nữ du khách nước ngoài duyên dáng với chiếc nón Huế, không thua kém gì con gái Huế, nhiều người cho rằng đây cũng là một sản phẩm quảng bá hình ảnh Huế hiệu quả. Nói đến sản phẩm đặc sắc của các làng nghề truy… Read More
  • Làng nghề nón Phú Cam Làng Phú Cam còn được gọi là phường Phước Vĩnh, ngay ở trung tâm thành phố Huế, bên bờ nam sông An Cựu, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nón Huế, nón Phú Cam đã xinh ở dáng, lại nhã ở màu, mỏng nhẹ như thấu quang, soi lên ánh sáng th… Read More
  • Làng gốm Thanh Hà Làng gốm Thanh Hà với quá trình phát triển 500 năm, thế mà có lúc người ta đã quên mất rằng Thanh Hà có nghề làm gốm rất độc đáo. Thế nhưng với tâm huyết của những người cao niên trong làng, gốm Thanh Hà lại dần được phục h… Read More
  • Làng nghề nón Tây Hồ - Phú Vang Về làng nón Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang bất kể mùa đông hay mùa hè đều có thể cảm nhận được không khí lao động cần cù của những người dân quê bên khung nón lá. Chằm nón đã là công việc thường ngày của những người phụ … Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét