Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Làng nghề truyền thống Đúc kim loại Bằng Châu, Đập Đá

Bằng Châu, xưa là một thôn của xã Đập Đá. Từ khi Đập Đá lên thị trấn thì Bằng Châu được gọi là Khu vực Bằng Châu. Đi quốc lộ 1A ngang qua Đập Đá, nếu đi từ Nam ra Bắc, thì khi qua cầu Đập Đá khu vực Bằng Châu nằm bên tay phải trãi dài đến cánh đồng trước trường phổ thông cơ sở cấp II thị trấn Đập Đá.
Làng nghề đúc kim loại Bằng Châu có trên 200 năm, do ông tổ làng nghề Nguyễn Thiện gốc Ý Yên-Nam Định truyền dạy. Trước năm 1954, sản phẩm làng nghề rất nổi tiếng và đa dạng về chủng loại như: chảo gang, nồi đồng các loại, đồ thờ, tượng, chuông, khuôn ngói… Từ năm 1954 đến năm 1975, sản phẩm đồng gồm: bình hoa, lư, đồ thờ cúng, nồi bảy dùng tráng bánh tráng hay nấu rượu… Sau năm 1975, sản phẩm chuyển qua đúc nhôm: đồ gia dụng nhà bếp; đúc đồng: đồ phụ tùng tàu thuyền như chân vịt, trục láp chân vịt; đúc gang: ổ đỡ, bánh đà, bơm nước…
Khoảng 10 năm trở lại đây, hình thành các xưởng chuyên đúc đồng, nhôm, gang. Các sản phẩm nhôm như: đầu nối ống nước, puli, ổ đỡ, vỏ bơm nước…; sản phẩm gang như: các loại bơm nước, các loại bánh đà, bánh đai, các phụ kiện cho công nghiệp gỗ ngoài trời, trụ đèn trang trí…
Các sản phẩm có chất lượng, có thị trường, đặc biệt mạnh ở các tỉnh Cao nguyên và duyên hải miền Trung, khoảng 10 cơ sở đúc lớn và 30 cơ sở dạng hộ gia đình, thu hút khoảng 400 lao động. Tuy nhiên sản xuất không liên tục, công nghệ còn lạc hậu.
Nhằm củng cố nghề đúc, năm 2008 đã thành lập Hiệp hội nghề đúc Bằng Châu. Để tăng giá trị sản phẩm đúc đồng, tỉnh, huyện và Cục Khuyến công đã hỗ trợ kinh phí, dạy nghề chạm khảm tam khí (khảm đồng đỏ, bạc và vàng) trên sản phẩm đồng (du nhập từ làng nghề khảm bạc Đồng Xâm-Kiến Xương-Thái Bình).
Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất lớn đều tập trung tại cụm công nghiệp Gò Đá Trắng, thị trấn Đập đá. Các doanh nghiệp này đầu tư nhà xưởng lớn, như doanh nghiệp Dũng đầu tư 2 lò nung trung tầng để nấu gang hay nấu thép, công suất mỗi lò nung 1,2 tấn cho chất lượng kim loại đúc theo yêu cầu. Nhờ các cơ sở đúc kim loại lớn và các cơ sở mua phế liệu sơ chế đúc nguyên liệu nhôm đồng, nên sản lượng của ngành đúc kim loại khá cao và liên tục tăng
Theo  langnghe.org

Related Posts:

  • Làng nghề rượu Bàu Đá Làng rượu Bàu Đá thuộc địa phận thôn Cù Lâm Bắc, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Đây là nơi chế biến ra loại rượu thơm ngon nổi tiếng, sánh ngang với các sản phẩm rượu nổi tiếng khác của Việt Nam. Từ Tp. Quy N… Read More
  • Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá Cù Lâm, Nhơn Lộc Từ Tp. Quy Nhơn, theo quốc lộ 1A khoảng hơn 10km về hướng bắc, du khách sẽ đến thị xã An Nhơn. Đi tiếp theo quốc lộ 19 khoảng 10km nữa về hướng tây, du khách sẽ tới xã Nhơn Lộc. Xã Nhơn Lộc - quê hương của đặc sản rượu Bàu … Read More
  • Làng nón Phù Cát Ở Bình Định có chiếc nón lá Gò Găng nổi tiếng nhưng vẫn còn thêm một chiếc nón khác rất độc đáo, một sản phẩm ngày xưa chỉ dành cho giới quý tộc, quan binh triều đình, đó là chiếc nón ngựa... Tên nón ngựa đã nói lên cái r… Read More
  • Làng nghề truyền thống Bánh tráng - Bún khô An Thái, Nhơn Phúc Làng nghề truyền thống bún khô-bánh tráng An Thái nằm ở phía bắc thôn An Thái, xã Nhơn Phúc. An Thái là thủ phủ của huyện Tuy Viễn xưa, người Minh Hương cư ngụ và kinh doanh sản xuất - thương mại đông đúc. Vị thế địa lý thuậ… Read More
  • Làng nghề truyền thống Đúc kim loại Bằng Châu, Đập Đá Bằng Châu, xưa là một thôn của xã Đập Đá. Từ khi Đập Đá lên thị trấn thì Bằng Châu được gọi là Khu vực Bằng Châu. Đi quốc lộ 1A ngang qua Đập Đá, nếu đi từ Nam ra Bắc, thì khi qua cầu Đập Đá khu vực Bằng Châu nằm bên tay phả… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét