Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Làng nghề nghệ thuật móc đất cảng

Nếu thêu đưa ta vào một thế giới nghệ thuật mang tính sâu lắng với những tông chuyển tiếp khéo léo bao nhiêu thì đến với đất Cảng, người ta chợt nhận ra một vẻ đẹp hoàn toàn khác lạ, một vẻ đẹp phóng đãng của nghệ thuật móc chỉ mà chỉ một lần nhìn thôi còn nhớ mãi không quên…
Làng nghề nghệ thuật móc đất cảng
Những sản phẩm móc bằng chỉ, sợi, len đã có từ rất lâu nhưng có lẽ chỉ thực sự phát triển ở Việt Nam, hay nói chi tiết hơn là ở Hải Phòng từ năm 1980 trở lại đây. Không có ở đâu nghề móc lại phát triển như ở Hải Phòng, từ thành phố, đến thị trấn Đồ Sơn hay đến các huyện vùng nông thôn như vùng An Hải. Sản phẩm móc này đã đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng như nhiều nước trên thế giới, bởi không chỉ tính tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày mà còn ở giá trị thẩm mỹ mang tính nghệ thuật cao. Hàng móc rất đẹp bởi những hoạ tiết hoa văn trang trí hợp mốt được tạo ra từ đôi bàn tay khéo léo của người thợ thủ công một cách tỉ mỉ và cầu kỳ sang trọng. Những sản phẩm móc luôn toát lên sự quyền quý, song lại rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày, từ những bộ trang phục, quần, áo, khăn choàng, mũ, găng tay, tất chân, túi xách … cho đến các hoạ tiết móc tinh tế trong những sản phẩm trang trí trong nội thất gia đình như khăn trải bàn, khăn trải giường, gối, khăn phủ sa lông, đế ly, đế cốc, đế lọ hoa….
Đan móc là một nghề thủ công luôn đem lại cho con người ta nguồn cảm hứng dồi dào. Chỉ bằng một mũi móc thật là đơn giản, những sợi len, sợi chỉ đa sắc màu đã dần được liên kết lại với nhau trên những đôi tay múa lượn của người dân đất Cảng. Để có được những sản phẩm mang vẻ đẹp phóng đãng đã một lần nhìn là không dễ nào quên đó, thực ra là cả một kỳ công, là sự kết hợp hài hòa của nhiều phương pháp móc khác nhau như móc xích, móc đôi, móc ba (trebles), nửa móc ba, móc Tuynidi, đan ren (đăng ten) hay đan móc Jacquard…. Song có lẽ cũng không còn mấy ai nhớ đến những cách gọi mang nặng tính học thuật đó cả mà chỉ cần một mũi móc và những sợi chỉ, sợi len thôi, những sản phẩm sẽ được hiện hình…bởi nghề móc đã trở thành một việc thường nhật của những người dân nơi đây.

Theo langnghe.org.vn

Related Posts:

  • Nghề nhuộm chàm của Người Mông Cuộc sống hiện đại đã len lỏi đến các bản làng vùng cao mang đến nhiều điều mới lạ. Thế nhưng, người Mông ở Sa Pa vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình, một trong số đó là nghề nhuộm chàm. Người phụ… Read More
  • Làng nghề rượu ngô Bản Phố Bản Phố là một xã vùng cao thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Đến đây, du khách vừa được thưởng ngoạn cảnh đẹp núi rừng vùng cao vừa được thưởng thức đặc sản Bản Phố, đặc biệt là rượu ngô Bản Phố. Từ thị trấn Bắc Hà, rong … Read More
  • Làng nghề Cát Cát Từ trung tâm thị xã Sa Pa đến Cát Cát chỉ 2km. Đó là bản lâu đời của người Mông còn lưu giữ nhiều nghề thủ công truyền thống như trồng bông, lanh và dệt vải chế tác đồ trang sức. Đặc biệt, nơi đây còn giữ được khá nhiều phon… Read More
  • Nghề dệt, thêu thổ cẩm ở Lào Cai Ngay từ lúc còn nhỏ, các cô gái dân tộc Mông, Tày, Dao ở các huyện vùng cao Lào Cai đã được thấy bà, mẹ miệt mài thêu, dệt thổ cẩm để làm nên những chiếc áo, mũ, khăn choàng và những bộ trang phục truyền thống. Công việc … Read More
  • Làng thổ cẩm Tả Phìn Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy c… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét