Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Làng nghề vàng bạc Châu Khê

Làng nghề vàng bạc Châu Khê xã Thúc Kháng, huyện Bình Giang, tỉnh hải Dương là một làng cổ thuộc vùng châu thổ Sông Hồng. Nơi đây là quê hương của những nghệ nhân vàng bạc có từ rất sớm ( Thế kỷ XV- Thời Lê Thánh Tông 1460-1497) do Thượng thư bộ lại Lưu Xuân Tín khởi dựng. Dân làng đã suy tôn người là: “Tổ nghề Kim hoàn mỹ nghệ Châu Khê”.
Xưa kia nghề vàng bạc ở đây chỉ là nghề phụ (Cấy lúa là nghề chính). Song dù có luôn biến động theo thời cuộc thì người thợ kim hoàn từ đời này qua đời khác vẫn bám giữ lấy nghề để sinh sống, chỉ sau khi có công cuộc đổi mới mở cửa của Đảng, nghề thủ công vàng bạc Châu Khê mới có cơ hội phục hồi, từ lúc chỉ còn mươi bác thợ già, nhờ chính sách cởi mở, sự đông viên của lãnh đạo các cấp, nghề được truyền dạy nhanh chóng cho lớp trẻ, đến nay làng đã có 99% hộ gia đình làm nghề với hàng nghìn tay thợ kim hoàn đều được đào tạo nâng cao, tiếp cận khoa học công nghệ mới, trong đó 2/3 đạt thợ giỏi, nhờ đó làng nghề đã hình thành được 3 chi hội kim hoàn (chi hội Châu Khê Hải Dương, chi hội Phúc Tân Hà Nội và Hải Phòng) cùng HTX kim hoàn cơ sở, đã có trên 100 hộ gia đình vươn ra các thành phố cả nước để mở xưởng chế tác, cửa hiệu vàng bạc, công ty…lực lượng được tổ chức theo mô hình: "Gia đình là xưởng, tự chủ sản xuất tiêu thụ” có sự hỗ trợ của HTX và chi hội.
Một xưởng chế tác vàng bạc tại làng nghề Châu Khê
Sau hơn 20 năm đúc kết đã thấy đây là mô hình phù hợp với nghề thủ công vàng bạc nông thôn, nó giúp duy trì, khuyến khích, đẩy mạnh được sản xuất chế tác sản phẩm, dễ làm cho các hộ, tiết kiệm và có điều kiện sáng tác nhiều mẫu mã kiểu dáng bền đẹp. Sản phẩm vàng bạc của Châu Khê đã có mặt ở khắp cả nước và được xuất khẩu ra thị trường thế giới, thương hiệu vàng bạc Châu Khê ngày càng được khẳng định và có tín nhiệm.
Nhờ có nghề, lại biết kết hợp Lúa – Nghề đã giúp diện mạo Làng, Xã đổi thay: Xã đã hoàn thành 4 chương trình: Điện – Đường – Trường – Trạm, riêng trạm y tế xã đã đạt chuẩn quốc gia năm 2011, GDP của xã thu nhập từ nghề chiếm 2/3, bình quân đạt 20 triệu đồng/ năm, xã có 2 làng nghề được công nhận làng nghề thủ công, 2 làng đạt làng văn hóa, 3 làng được công nhận di tích quốc gia, riêng làng Châu Khê có 19 nghệ nhân được nhà nước phong tặng nghệ nhân quốc gia, làng nghề là điểm du lịch cho nhiều du khách trong và ngoài nước. Lễ hội xuân và Giỗ tổ nghề vàng bạc Châu Khê ngày 19 tháng giêng (âm lịch) hàng năm là ngày hội của người dân Châu Khê, là dịp để mỗi người Châu Khê hướng về cội nguồn và biết ơn tổ nghề, đồng thời cũng là dịp để giao lưu thu hút bạn hàng để nghề vàng bạc ngày càng phát triển.
Châu Khê thật là một vùng quê văn hiến, địa linh nhân kiệt, một điểm sáng của xã Thúc Kháng trong thời kỳ xây dựng nông thôn mới. Thế mới hay:
Đất nước thịnh cường bởi có nghề
Cũng từ chăm chỉ, khéo, say mê
Tài hoa, sáng tạo tinh bền bỉ
Cuộc sống bình yên rực sắc quê.”(MT)
Theo: langnghe.org.vn

Related Posts:

  • Làng nghề Gốm sứ Dưỡng Động Nằm ven con sông Giá, làng gốm sứ Dưỡng Động, xã Minh Tân (huyện Thủy Nguyên) trải qua bao thăng trầm, có lúc mai một. Thợ giỏi đi tứ xứ kiếm ăn. Người ở lại dù yêu tha thiết nghề truyền thống của cha ông, cũng đành phải phá… Read More
  • Nghề làm diều sáo Đại Trà - Kiến Thụy Diều Huế thu hút người xem bởi nhiều hình dáng đẹp, màu sắc hài hoà nhưng diều sáo Hải Phòng lại hút hồn người chơi không phải bởi hình dáng, cách điều khiển dây mà bởi tiếng sáo khi trầm khi bổng, khi réo rắt, khi lại dặt d… Read More
  • Gian nan nghề đục hà Mạnh mẽ và gan lỳ, bền bỉ và cần cù… có lẽ đó là những đức tính mà những người dân chài ven biển đã truyền đời nối nghiệp trải qua ngàn vạn năm sinh sống nơi đầu sóng ngọn gió. Mùa gió chướng, tàu thuyền không ra khơi, neo t… Read More
  • Làng làm nón Mao Điền Làng Mao Điền ở xã Cẩm Điền, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương, có nghề làm nón nổi tiếng khắp nơi. Nghề được bắt đầu từ một người con gái làng Chuông lấy chồng Mao Điền, sau đó truyền nghề lại cho làng. Nón Mao Điền được là… Read More
  • Làng tạc tượng Bảo Hà Từng có trên 60 làng nghề với 20 loại hình nghề khác nhau, trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, đến nay Hải Phòng còn hơn 30 làng nghề, trong đó có 12 làng được UBND thành phố cấp bằng công nhận đạt tiêu chuẩn làng nghề… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét