Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Làng nghề dệt chiếu

hôn Công Thạnh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn (Bình Định) có hơn 20 ha đất nhiễm phèn nặng, không thể canh tác các loại cây lương thực nào khác ngoài cây lát. Cũng chính nhờ cây lát đã giúp người dân nơi đây có nghề dệt chiếu.
Chúng tôi đến thôn Công Thạnh thấy bạt ngàn cây lát được bà con phơi bên lề đường, hầu như nhà nào cũng có từ 1- 2 khung dệt. Hộ có sẵn ruộng trồng lát thì có nguồn thu cao hơn người làm gia công hoặc mua nguyên liệu các nơi về dệt. Hiện nay, thôn Công Thạnh có hơn 400 khung dệt thủ công và 13 máy dệt chiếu công nghiệp.
Công suất dệt bằng máy nhanh gấp 4 lần dệt tay. Sản phẩm của hai cách dệt đều cho chất lượng và giá thành như nhau. Chiếu của làng hiện nay được tiêu thụ khắp vùng và lên tận Tây Nguyên. Trung bình mỗi năm, nơi đây SX và bán ra thị trường khoảng từ 700- 800 ngàn mét vuông chiếu, giải quyết cho hơn 500 lao động nông nhàn của địa phương, tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể. Nếu thợ giỏi trung bình hàng ngày với hai công lao động phụ, họ có thể làm được từ 2,5 đến 3 đôi chiếu. Sau khi trừ chi phí cho thu nhập từ 30.000-50.000 đ/người.
Theo cụ Ngô Tường (80 tuổi) cho hay, từ khi mới lên 20 tuổi đã có nghề dệt chiếu. Nghe các bậc cao niên trong thôn nói lại là nghề dệt chiếu này có thể có nguồn gốc từ thôn Chương Hoà (Hoài Châu Bắc) ngày nay. Nghề dệt chiếu Công Thạnh vẫn SX theo lối truyền thống. Nhiều người già như bà Huỳnh Thị Tính (78 tuổi), Phạm Thị Pha (75 tuổi)… vẫn còn đam mê với nghề.
"Nghề này tuy thu nhập không cao nhưng không vất vả dầm mưa dãi nắng; không đòi hỏi thời gian lao động; các thành viên trong gia đình đều có thể dệt được. Nhờ thuận lợi vậy nên nên thu nhập chung cho cả gia đình cũng tương đối ổn định. Đặc biệt, lớp người cao tuổi của làng vẫn sắt son với nghề dệt chiếu. Hàng chục người dệt cao niên đều có chung suy nghĩ "ông cha ngày xưa cũng sống chết với nghề, chúng tôi hôm nay cũng thế". Có như vậy con cháu mới theo gương giữ lấy nghề tổ", ông Tường bộc bạch.
Điều đáng quan tâm, hầu như tất cả bà con trong thôn đều dệt bằng tay nên năng suất và hiệu quả kinh tế còn thấp. Sản phẩm chiếu dệt làm ra chủ yếu là dạng trơn (chưa có công đoạn in hoa văn) đầu ra cho sản phẩm không ổn định chỉ dựa vào các chủ nậu nên giá thành hạ, đôi khi người dệt còn bị ép giá. Theo cụ Tường, làng nghề hiện nay chủ yếu dệt 4 loại chiếu từ 0,8 đến 1,6 mét, giá cả khoảng 50.000 đ/đôi (loại 1,6 mét) và 20.000 đ/đôi (loại 0,8 mét).
Điều đáng phấn khởi là Công Thạnh đã được UBND tỉnh Bình Định công nhận là làng nghề truyền thống, được các cấp, các ngành và địa phương cùng hỗ trợ xây dựng con đường trong thôn có tổng chiều dài trên 1,1km với kinh phí gần 1 tỷ đồng, giúp cho bà con thuận lợi hơn trong đi lại, giao thương...

Related Posts:

  • Làng nghề truyền thống Đúc kim loại Bằng Châu, Đập Đá Bằng Châu, xưa là một thôn của xã Đập Đá. Từ khi Đập Đá lên thị trấn thì Bằng Châu được gọi là Khu vực Bằng Châu. Đi quốc lộ 1A ngang qua Đập Đá, nếu đi từ Nam ra Bắc, thì khi qua cầu Đập Đá khu vực Bằng Châu nằm bên tay phả… Read More
  • Làng nghề truyền thống Rượu Bàu Đá Cù Lâm, Nhơn Lộc Từ Tp. Quy Nhơn, theo quốc lộ 1A khoảng hơn 10km về hướng bắc, du khách sẽ đến thị xã An Nhơn. Đi tiếp theo quốc lộ 19 khoảng 10km nữa về hướng tây, du khách sẽ tới xã Nhơn Lộc. Xã Nhơn Lộc - quê hương của đặc sản rượu Bàu … Read More
  • Làng nghề truyền thống Bánh tráng - Bún khô An Thái, Nhơn Phúc Làng nghề truyền thống bún khô-bánh tráng An Thái nằm ở phía bắc thôn An Thái, xã Nhơn Phúc. An Thái là thủ phủ của huyện Tuy Viễn xưa, người Minh Hương cư ngụ và kinh doanh sản xuất - thương mại đông đúc. Vị thế địa lý thuậ… Read More
  • Làng nón Phù Cát Ở Bình Định có chiếc nón lá Gò Găng nổi tiếng nhưng vẫn còn thêm một chiếc nón khác rất độc đáo, một sản phẩm ngày xưa chỉ dành cho giới quý tộc, quan binh triều đình, đó là chiếc nón ngựa... Tên nón ngựa đã nói lên cái r… Read More
  • Làng nghề đúc đồng Bằng Châu Nghề đúc đồng Bằng Châu ở Đập Đá (An Nhơn, Bình Định) là một trong các làng nghề truyền thống có từ lâu đời. Làng nghề có nhiều điểm tương đồng như các làng đúc đồng truyền thống trong cả nước về cách làm khuôn, nấu đồng, ph… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét