Thứ Hai, 16 tháng 9, 2013

Làng nghề gốm Quế

Một anh bạn người Nhật khi sang thăm Việt Nam đã nhất định nhờ tôi mua giúp cho một bộ ấm trà làm từ gốm Quế. Hóa ra sau một lần được thưởng thức trà trong một bộ ấm trà gốm Quế, anh và nhiều người bạn Nhật đã nhận thấy khả năng giữ nhiệt tốt và khử được dư lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật, cho hương vị trà đậm đà rất đặc trưng của loại ấm này. Thế mới biết “hữu xạ tự nhiên hương” bởi nói chung đồ gốm đất nung, gốm son, gốm sành của làng Quế (huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) không mang vẻ sang trọng, đài các về hình thức. Được tạo dáng trên bàn xoay, không phủ men và được trang trí đơn giản thông qua kỹ thuật chạm chìm, đắp nổi... các công đoạn tưởng chừng như đơn giản ấy lại được những người thợ nơi đây chọn làm phương cách để tạo ra vẻ quyến rũ tự nhiên của gốm. Những người thợ gốm ở đây luôn thận trọng trong từng khâu khai thác và xử lý đất, tạo dáng, hoa văn cũng như dành từ 12-15 ngày cho công đoạn nung mới hy vọng có được một sản phẩm hoàn thiện. Nguồn nguyên liệu đất sét vàng chất lượng cao tại địa phương có khả năng tự chảy men tự nhiên khi được nung ở một nhiệt độ nhất định cho phép đa dạng hóa sản phẩm.
Làng nghề gốm Quế
Làng gốm Quế (thuộc làng Đanh Xá xưa), nằm ở hạ nguồn sông Đáy, thuộc huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía Nam là một trong số các làng gốm lâu đời của Việt Nam. Đến làng Quế, điều đầu tiên có thể quan sát được là sự thanh bình của môt vùng làng quê cổ, những khu lò bầu tập trung và các mặt hàng gốm rất đa dạng do những người thợ gốm của nhiều thế hệ ở đây làm ra. Trên địa bàn làng gốm Quế có hợp tác xã gốm Quyết Thành và gần 20 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ gốm, đã thu hút được trên 500 lao động và có khả năng sản xuất được trên 200 m3 sản phẩm mỗi tháng, cho doanh số khoảng 10 tỷ đồng/năm và đem lại với mức thu nhập ổn định cho người lao động trên 5 triệu đồng/người/năm. Bằng tài năng được hun đúc, cộng với tấm lòng yêu nghề, yêu nghệ thuật, những người thợ gốm Quế đang ngày càng làm ra nhiều sản phẩm đẹp hơn và tốt hơn để phục vụ cho nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Không chỉ những bộ ấm chén uống trà, các sản phẩm gốm đất nung đa dạng của làng Quế như chậu trồng hoa, bình đựng, các loại chum, vại, tượng… đã có mặt ở rất nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới như Đài Loan, Đan Mạch, Nhật, Mỹ, Hung-ga-ri…
Tham gia buổi lễ rước thần lửa đầu năm tại địa phương để tôn vinh truyền thống làng nghề, anh bạn người Nhật của tôi cảm nhận được tính nhân văn của một làng gốm cổ. Anh bảo gốm làng Quế có duyên, mà là nét duyên ngầm như ẩn chứa vẻ đẹp và nụ cười của những cô gái quê Việt Nam dung dị ./.
 Theo langnghe.org.vn

Related Posts:

  • Bánh cuốn hoa cải Những miếng thịt nướng vàng ruộm được tuốt ra từ xiên chả còn nóng hổi, trông như những bông hoa cải. Những miếng thịt nướng vàng ruộm được tuốt ra từ xiên chả còn nóng hổi, trông như những bông hoa cải. Bánh cuốn trắng tin… Read More
  • Làng sừng Đô Hai  Làng Đô Hai (xã An Lão, huyện Bình Lục, Tỉnh Hà Nam) có tới 90% dân số theo đạo Thiên chúa và 100% theo nghề làm sừng lúc nông nhàn. Tìm lại trong trí nhớ khá lâu, ông Lê Ngọc Nuôi- Bí thư chi bộ làng mới giới thiệu… Read More
  • Làng nghề Trống Đọi Tam Làng Ðọi Tam, xã Ðọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam có nghề làm trống từ rất lâu đời. Hỏi từ trẻ tới già ở làng Đọi Tam, ai ai cũng có thể kể vanh vách về lai lịch nghề trống. Năm 986, được tin vua Lê Đại Hành sửa soạn về … Read More
  • Làng nghề làm bánh đa nem ở Nguyên Lý Xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân là một nơi đất chật, người đông. Xã có 548 ha đất canh tác, 2865 hộ và 11.858 nhân khẩu. Nói đến Nguyên Lý người ta nghĩ ngay đến nơi làm bánh đa nem nổi tiếng. Đây không những là một nghề truyền … Read More
  • Bánh chưng làng Đầm Không khí Tết đang lan tỏa khắp trong Nam, ngoài Bắc. Trong những ngày rạo rực niềm vui, chúng tôi có dịp về thăm làng Đầm, xã Liêm Tuyền (Thanh Liêm, Hà Nam), nơi có truyền thống làm bánh chưng hàng trăm năm nay. Làng Đầ… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét