Thứ Năm, 12 tháng 9, 2013

Làng nghề dệt thổ cẩm Na Sang II

Các sản phẩm thêu và dệt thổ cẩm là những sản phẩm thủ công điển hình của vùng Tây Bắc. Sự phát triển bền vững của thổ cẩm và thêu không những sẽ đóng góp cho việc cải thiện cuộc sống của cư dân khu vực mà còn cải thiện nền kinh tế khu vực nói chung. Trước đây, một số dự án đã được thực hiện trong lĩnh vực này tuy nhiên những đóng góp đó vẫn còn rất hạn chế.
Thổ cẩm ở Điện Biên được dệt theo cách truyền thống bởi những người dân tộc thiểu số địa phương cho nhu cầu sử dụng của họ. Trong những năm gần đây, được sự hỗ trợ của chính phủ, một số thợ dệt địa phương được khuyến khích thành lập các hợp tác xã. Chính quyền địa phương và người dân đặt nhiều hi vọng trong thiết lập các mô hình phát triển dưới kế hoạch dự án được thiết kế tốt.
Bản Na Sang II có lịch sử lâu đời về nghề dệt thổ cẩm truyền thống. Người dân dệt thổ cẩm chủ yếu cho nhu cầu sử dụng bản thân. Giá trị sản phẩm của họ đã được phân tích bởi nghiên cứu qui hoạch tổng thể về nghề thủ công năm 2004 của JICA. Thổ cẩm Na Sang II nay trở thành một trong những hợp tác xã điển hình nhất của tỉnh Điện Biên.
Thổ cẩm Na Sang II có nhiều ưu thế để phát triển như có các lao động có kĩ năng và văn hóa Lào độc đáo. Sự tự hào và đoàn kết giữa các xã viên ở Na Sang II cũng là những nhân tố tích cực cho sự phát triển các hoạt động của hợp tác xã. Ngoài ra, hợp tác xã cũng có đất và xưởng làm việc. Việc xúc tiến thương mại cũng có thuận lợi do hợp tác xã khá gần với Điện Biên Phủ, chỉ cách khoảng 40 phút đi ô tô.
Mặt khác, người dệt thổ cẩm ở Na Sang II hiện nay đang gặp khó khăn trong việc tiếp tục sản xuất. Việc dệt thổ cẩm tiêu tốn khá nhiều thời gian và công sức do phải dệt bằng tay với các khung dệt thủ công. Chi phí sẽ giảm đi nếu có khung dệt máy tự động. Mặc dù chất lượng sản phẩm dệt bằng tay được đánh giá tốt nhưng giá của sản phẩm tương đối cao và vì thế khó cạnh tranh được so với sản phẩm cùng loại khác có trên thị trường. Do giá cả của sợi vải nhập từ Lào khá cao trong thời gần đây nên giá bán của sản phẩm nay lại càng cao hơn so với trước. Đồng thời, các xã viên rất thiếu thông tin về thị trường dẫn tới hạn chế về ý tưởng để đa dạng hóa sản phẩm.
Tỉnh Điện Biên quyết tâm cao độ trong việc thiết lập mô hình phát triển nghề dệt thổ cẩm. Hợp tác xã thổ cẩm Na Sang là một trong những hợp tác xã điển hình ở Điện Biên được tổ chức bởi những người thợ lành nghề có khả năng sản xuất ra những sản phẩm với hoa văn độc đáo nếu được hỗ trợ kĩ thuật hợp lý. Thông qua việc phát triển mô hình, chính quyền địa phương sẽ tích lũy được nhiều kinh nghiệm có giá trị ở cả 3 cấp tỉnh, huyện, xã. Những kinh nghiệm này sẽ giúp cho việc xác nhận sự cần thiết của những bước phát triển tiếp theo và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Theo langnghe.org.vn

Related Posts:

  • Làng dâu tằm Đông Yên - Thi Lai Cũng như làng dệt Mã Châu, từ những thế kỷ trước làng Đông Yên - Thi Lai đã nổi tiếng với nghề trồng dâu, chăn tằm, ươm tơ, dệt lụa, dệt vải với những mặt hàng phổ biến như lãnh, sa nhiễu, đũi, the, đệm...từng theo chân các… Read More
  • Làng lụa Duy Trinh Làng Đông Yên-Thi Lai, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Duy Trinh là ngôi làng nổi tiếng về nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Lụa ở đây nổi tiếng khó có nơi nào sánh kịp. Trong lịch sử, ở thời điểm… Read More
  • Làng nghề trống Lâm Yên Lâm Yên là vùng tứ châu của bốn địa giới gộp lại: Lâm Tây, Lâm An, Lâm Ðại, Lâm Trung nay là ấp Nam xã Ðại Minh, huyện Ðại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Nghề làm trống ở Lâm Yên là nghề phụ nhưng những sản phẩm của họ làm ra rất đượ… Read More
  • Làng nghề đúc đồng Phước Kiều Xã Điện Phương, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Phước Kiều là làng nghề đúc đồng nổi tiếng, đặc biệt về kỹ thuật đúc cồng chiêng. Nghề đúc đồng ở Phước Kiều được hình thành do một người tên là Dương Tiền Hiền di cư từ Th… Read More
  • Đèn lồng Hội An Thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đèn lồng truyền thống là một trong những sản phẩm độc đáo của Hội An - di sản văn hóa thế giới. Đến Hội An, ngoài việc tìm hiểu và chiêm ngưỡng phố cổ, thưởng thức cao lầu đặc sản hay tìm c… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét