Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Làng nghề tre trúc Xuân Lai

Làng nghề Tre trúc Xuân Lai thuộc huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh (Cách Hà Nội khoảng 30 km) được xem là cái nôi của tre trúc, người tiêu dùng đã quen với những cán cờ, cán quốc, thang tre hay tre trúc ốp tường xưa nay, ngày nay Xuân Lai còn nổi tiếng với các sản phẩm nội thất mỹ nghệ...từ tre, trúc khác, mặt hàng lớn như sa lông, xích đu, giá sách, nhà tre, bàn café, tủ ...nhỏ như lót cốc, mắc áo, lọ hoa...Đặc biệt, các sản phẩm từ tre có mầu nâu đen bóng mà không phải do sơn.
Các cụ ta ngày xưa chỉ dùng chiếu cói mà còn dùng cả chiếu tre, bàn ghế gỗ mà còn dùng cả bàn ghế tre, tủ tre.... Những đồ dùng và vật trang trí bằng tre được phối kết vững trắc cả về hình khố mầu sắc bền đẹp và có giá trị sự dụng cảo bởi sự tiện lợi và thoải mái của Cây tre quê hương. Chiếu được những thanh tre mảnh, nhẵn đan chặt vào nhau bằng dây mây. Chiếu này nằm thoáng mát và kiêm luôn cả giát giường. Chiếu tre thủ công có hai loại: Đen và Trắng. Loại đen để trần thanh tre, loại đen do một " công nghệ" đặc biệt mà dân làng Xuân Lai – Gia Bình tự hào về sự độc quyền đem lại một biên độ mầu hoà lẫn những cánh gián v ớ i gụ khó lẫn vào đâu được. Vật liệu để làm nên nhiều mặt hàng độc đáo trong đó có chiếu, tranh tre, đồ nội thất..., gọi là tre hun.
Sau khi được "cạo trấu" ngâm dưới ao vài tháng và một vài khâu khác, tre không phải gác bếp cho dính bồ hóng mà được hun trong lò dưới đất, tre gác lên trên, đắp kín gằng rơm chộn đất sét. lò này " chạy" bằng rơm, chỉ có khói không có lửa và được chát kín 4 ngày đêm, chỉ trừ những lúc tiếp nhiên liệu. Sản phẩm được dỡ ra trở nên nhẹ, dai và không phai mầu, chống mối mọt. Các sản phẩm làm từ tre và được hun theo phương thức nói trên theo người dân nơi đây kể lại từ 20-25 năm.
Hiện nay, Làng nghề Xuân lai tiếp tục được các nghệ nhân gìn giữ và Phát triển với những sản phẩm được trưng có giá trị sử dụng và nghệ thuật cao như Tranh tre, nội thất bằng tre và cả những công trình kiến trúc, khuôn viên đựơc thiết kế trang trí từ tre hun Xuân Lai. Sản phẩm của làng Xuân lai không chỉ được người dân trong nước đón nhận màcòn được bè bạn quốc tế biết đến qua các tour du lịch, qua các doanh nghiêp xuất khẩu đồ mỹ nghệ của Việt Nam và Quốc tế.
Theo  langnghe.org

Related Posts:

  • Làng nghề khảm trai Chuyên Mỹ Xã Chuyên Mỹ, Phú Xuyên cách trung tâm Hà Nội khoảng 46km có một làng tên là Ngọ Hạ, còn gọi là Chuôn Ngọ, nơi có nghề khảm trai nổi tiếng từ lâu đời. Theo truyền thuyết nghề khảm ở Chuyên Mỹ do Trương Công Thành một vị tướ… Read More
  • Làng nghề dệt Phùng Xá Từ Hà Nội đi về phía nam 40km, làng Phùng Xá ở đó đẹp như một bức tranh phong thuỷ hữu tình với sự uốn lượn duyên dáng của dòng sông Đáy. Nét làng quê Việt hiện lên thanh bình với luỹ tre làng, đấu đó vẫn còn những ngôi nhà… Read More
  • Làng nghề Sơn Đồng Sơn Đồng là làng nghề truyền thống điêu khắc tạc tượng, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ, đồ thờ sơn son thiếp vàng thiếp bạc của huyện Hoài Đức, Hà Nội. Làng nghề từng bị mai một nhưng đã được hai nghệ nhân Nguyễn Chí D… Read More
  • Làng nghề làm vàng, bạc quỳ Kiêu Kỵ Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 15km về phía đông bắc. Kiêu Kỵ là nơi duy nhất trong cả nước làm nghề vàng, bạc quỳ. Ông tổ của nghề dát vàng, bạc quỳ ở Kiêu Kỵ là Nguyễn Quý Trị. Ông s… Read More
  • Làng nghề nón chuông Ngoại thành Hà Nội có làng Chuông, với nghề làm nón đã hơn 3 thế kỷ. Nhiều người nghĩ rằng, với sự lấn lướt của các loại mũ nón tân thời, chiếc nón lá sẽ không còn chỗ đứng… Thế nhưng, hàng vạn chiếc nón lá làng Chuông v… Read More

0 nhận xét:

Đăng nhận xét