Mỗi khi thưởng thức món riêu cua, chả nướng, ốc xào… người dân xứ Bắc thường nhắc tới bún làng Tiền, xã Khắc Niệm (T.P Bắc Ninh)
“Bún Ném khô sợi, dẻo, giòn.No bụng mà vẫn muốn còn ăn thêm”
Nghề làm bún ở làng Tiền (Ném) có hàng trăm năm nay, đời này kế tiếp đời kia. Để thương hiệu sản phẩm, người Ném Tiền đã kỳ công chọn gạo không dính, không hẩm và không hề pha chế bất kỳ loại bột nào. Nước làm bún phải trong sạch và phù hợp bắt nhịp cùng khí hậu theo chu kỳ thời gian trong năm. Vì vậy bún Ném Tiền có ở khắp các nơi như Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Nghề làm bún ở làng Tiền (Ném) có hàng trăm năm nay, đời này kế tiếp đời kia. Để thương hiệu sản phẩm, người Ném Tiền đã kỳ công chọn gạo không dính, không hẩm và không hề pha chế bất kỳ loại bột nào. Nước làm bún phải trong sạch và phù hợp bắt nhịp cùng khí hậu theo chu kỳ thời gian trong năm. Vì vậy bún Ném Tiền có ở khắp các nơi như Hà Nội, Hưng Yên, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Bắc Giang.
Hiện nay, toàn xã có khoảng 600 hộ làm nghề sản xuất bún, mỗi ngày cung cấp cho thị trường trên 7 nghìn tấn bún, bánh các loại. Không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng, nhiều hộ gia đình đã đầu tư máy móc, cải tiến công nghệ. Hiện xã Khắc Niệm có 60 hộ sử dụng máy làm bún công suất lớn.
Gia đình bà Nguyễn Thị Liên (thôn Tiền Ngoài) trước đây, bún được sản xuất theo phương pháp truyền thống, qua nhiều công đoạn, tốn thời gian công sức. Từ khi có máy móc, thời gian sản xuất bún được rút ngắn, lượng nước sử dụng để sản xuất cũng giảm. Theo bà Liên thì cách làm bún bằng máy sợi bún đều, dẻo ngon và bảo đảm vệ sinh thực phẩm hơn bún làm từ phương pháp thủ công. Do sau khi bột được ủ lên men thay vì dùng vật nặng ép cho ráo nước thì được cho vào máy vắt ly tâm, tách được tối đa phần nước chua. Bên cạnh đó, nhiều hộ gia đình còn tận dụng những nguyên liệu thừa từ khâu sản xuất bún để chăn nuôi gia súc, gia cầm, đồng thời kết hợp xây bể biôga giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Năm 2009, UBND xã đã phối hợp với Viện Khoa học thuỷ lợi Việt Nam xây dựng dự án xử lý nước thải làng nghề sản xuất bún trên diện tích 2 nghìn m2 với công suất thiết kế: 400m3/1 ngày-đêm. Đây là mô hình thí điểm đầu tiên nằm trong chương trình mục tiêu quốc gia về VSMT, can thiệp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực làng nghề đồng bằng Bắc bộ do Viện KHTL Việt Nam làm chủ đầu tư. Các hạng mục chính được thi công xây lắp gồm bể xử lý nước thải, ao sinh học xử lý hao khí đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải từ hàng trăm hộ làm bún của xã.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất gắn với bảo vệ môi trường là hướng đi đúng đắn đem lại nhiều lợi ích lợi nhuận kinh tế của người dân địa phương mà còn góp phần duy trì, bảo đảm sự phát triển bền vững của một làng nghề truyền thống.
Theo langnghe.org
0 nhận xét:
Đăng nhận xét