Thứ Hai, 9 tháng 9, 2013

Làng nghề đan lờ ở Miền tây

Làng nghề đan lờ ở Miền Tây: Về miền Tây Nam Bộ ai cũng biết nơi đây có một nét rất riêng biệt đó là lắm sông nhiều cá nên nơi đây cũng sản sinh ra một làng nghề mang đậm chất đặc trưng sông nước đó là làng nghề đan lợp
Về miền Tây Nam Bộ ai cũng biết nơi đây có một nét rất riêng biệt đó là lắm sông nhiều cá nên nơi đây cũng sản sinh ra một làng nghề mang đậm chất đặc trưng sông nước đó là làng nghề đan lờ của xã Ninh Thạnh Lợi huyện Hồng Dân,tỉnh Bạc Liêu.
Theo những người làm nghề thì khoảng 20 năm trước xóm Nhà Lầu tại đây có hàng trăm hộ làm giàu từ nghề trồng trúc nên đã kéo theo nghề đan lờ phát triển. Vào những tháng nắng người dân nơi đây đan mê bồ, cần xé, rổ.., còn vào mùa nước nổi là lúc tất bật hối hả của một làng nghề chuyên “ăn theo” mùa nước nổi: đan lờ, lọp, nơm…Tuy đơn giản nhưng nghề đan lờ cũng đòi hỏi sự khéo léo vì những chiếc nan bằng trúc phải được vót thật khéo léo, chiếc hom phải thật tốt làm nhiệm vụ đánh lừa để cá không ngần ngại chui vào lờ. Trung bình một cây trúc loại một (trúc lớn nhất) có thể làm được hai cái lờ bán với giá 5.000 đồng/cái nên một người đan lờ mỗi tháng có thu nhập không dưới 500.000 đồng.
Theo những hộ dân cho biết thì nếu làm giỏi một người có thể đan được 5-6 lờ/ngày. Do gọn, nhẹ nên rất nhiều người chọn lờ làm dụng cụ đánh bắt cá rô, cá sặt trong mùa mưa. Nửa ký cá là lấy được vốn cái lờ rồi. Và vào mùa mưa mỗi tháng có hàng chục ngàn cái lờ, lọp từ xóm Nhà Lầu này cung cấp cho thị trường các tỉnh lân cận.
Theo  langnghe.org

0 nhận xét:

Đăng nhận xét